Tác dụng của Đông trùng hạ thảo trong điều trị bệnh lao phổi

Đông trùng hạ thảo được ví như một tiên dược với hàm lượng dinh dưỡng cao và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Song nhiều người vẫn băn khoăn liệu chúng có khả năng chữa trị các căn bệnh nghiêm trọng, chẳng hạn như lao phổi? Mời các bạn đọc cùng theo dõi bài viết để tìm hiểu thêm nhé. 

Bệnh lao là bệnh gì?

Bệnh lao (còn gọi là TB) là một bệnh truyền nhiễm do vi trùng lao gây nên. Nếu vi trùng lao thâm nhập vào một cơ quan nào đó trong cơ thể và sinh sôi đồng thời cơ thể không thể chống lại nó, khi đó sẽ hình thành bệnh lao.

Bệnh lao có thể gặp ở tất cả các bộ phận của cơ thể như lao màng phổi, lao hạch bạch huyết, lao màng não, lao xương khớp, lao màng bụng, lao hệ sinh dịch – tiết niệu, lao ruột, trong đó bệnh lao phổi thường gặp nhất (chiếm 80 – 85%) và là nguồn lây chính cho người xung quanh.

Đối với người bị nghi ngờ mắc bệnh lao phổi, nếu xét nghiệm soi đờm trực tiếp thấy có vi khuẩn lao thì người bệnh được chẩn đoán là lao phổi AFB(+) và ngược lại là lao phổi AFB(-)

Nguyên nhân bệnh Bệnh lao phổi

Bệnh lao là bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis gây ra. Bệnh lây lan do vi khuẩn lao phát tán ra ngoài khi người mắc lao phổi ho, nói, hắt hơi, khạc nhổ mà vô tình người tiếp xúc gần đó có thể bị hít vào và gây bệnh tại phổi. Từ phổi, vi khuẩn lao có thể qua đường máu hay bạch huyết đến các tạng khác trong cơ thể và gây bệnh tại đó.

Vi khuẩn lao có khả năng kháng lại cồn và axit mà ở nồng độ đó vi khuẩn khác bị tiêu diệt. Vi khuẩn lao tồn tại được nhiều tuần trong đờm, rác ẩm và tối, chết ở nhiệt độ 1000C/5 phút và dễ bị mất khả năng gây bệnh dưới ánh nắng mặt trời.

Những triệu chứng lao phổi điển hình 

Ho kéo dài hơn 3 tuần (ho khan, ho có đờm, ho ra máu) là triệu chứng quan trọng nhất liên quan đến lao phổi

– Đau ngực, thỉnh thoảng khó thở

– Cảm thấy mệt mỏi mọi lúc

– Đổ mồ hôi trộm về đêm

– Sốt nhẹ, ớn lạnh về chiều

– Chán ăn, gầy sút

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được nêu trên. Cơ địa mỗi người là khác nhau, vì vậy hãy đến gặp bác sĩ để được khám bệnh và tham khảo ý kiến

Ứng dụng của Đông trùng hạ thảo trong điều trị lao phổi

Đông trùng hạ thảo là gì?

Đông trùng hạ thảo là một loại đông dược quý có bản chất là dạng ký sinh của loài nấm Ophiocordyceps Sinensis thuộc nhóm nấm Ascomycetes trên cơ thể ấu trùng của một vài loài bướm trong chi Thitarodes Viette, 1968 (trước đây phân loại trong chi Hepialus Fabricius, 1775). Phần dược tính của thuốc đã được chứng minh là do các chất chiết xuất từ nấm Ophiocordyceps Sinensis. Nó được sử dụng từ lâu trong y học cổ truyền Trung Hoa và y học cổ truyền Tây Tạng.

Tác dụng chữa trị lao phổi của Đông trùng hạ thảo 

Đông trùng hạ thảo chứa các acid amin với hàm lượng phong phú cho nên có tác dụng trong việc bổ phổi, từ đó giúp bảo vệ phổi khỏi các loại vi khuẩn có thể gây nhiễm trùng phổi. Ngoài lượng acid amin phong phú, đông trùng hạ thảo còn chứa các dược chất hữu ích khác như polysaccharides có tác dụng khôi phục tế bào phổi bị hư hỏng, giúp điều trị hiệu quả các bệnh về phổi, hen phế quản.

Đặc biệt, đông trùng hạ thảo phù hợp với người già, bệnh nhân lao phổi, những người hút thuốc, hoặc những người có bệnh hen suyễn. Polysaccharide có tác dụng chăm sóc và bảo vệ phổi, thận, cầm máu hóa ứ, tăng cường rõ rệt khả năng hoạt động của các mao mạch trong phế quản, điều tiết cơ trơn của của các nhánh khí quản.

Lời kết

Bệnh lao phổi là một căn bệnh nguy hiểm làm suy giảm sức khỏe người bệnh và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Việc ứng dụng Đông trùng hạ thảo vào việc hỗ trợ điều trị, phục hồi sức khỏe cho bệnh nhân lao phổi sẽ mang lại nhiều kết quả khả quan. Để đạt hiệu quả chữa trị tối ưu nhất, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến bác sĩ về liều lượng sử dụng nhé.