CÁC LOẠI SÂM NGỌC LINH

Sâm Ngọc Linh có những loại nào, đây là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm hiện nay. Sau đây, Đông Trùng Minh Long sẽ giải thích chi tiết những loại sâm Ngọc Linh phổ biến ở Việt Nam cho cả nhà dễ hình dung hơn.

Các loại sâm Ngọc Linh chính

Để hiểu rõ hơn về phân loại sâm Ngọc Linh, chúng ta nên bắt đầu từ việc tìm hiểu nguồn gốc xuất hiện của loài sâm “vua” này. Trước khi được dược sĩ Đào Kim Long phát hiện thì loài sâm quý này đã được đồng bào dân tộc thiểu số Trung Trung bộ Việt Nam, đặc biệt là dân tộc Xê Đăng, sử dụng như một loại củ rừng, mà họ gọi là củ ngải rọm con hay cây thuốc giấu, chữa nhiều loại bệnh theo các phương thuốc cổ truyền. Vào năm 1973, khu Y tế Trung Trung bộ cử một tổ 4 cán bộ do dược sĩ Đào Kim Long làm trưởng đoàn, kỹ sư Nguyễn Bá Hoạt, dược sĩ Nguyễn Châu Giang, dược sĩ Trần Thanh Dân là thành viên, đi điều tra phát hiện cây sâm theo hướng chân núi Ngọc Linh thuộc huyện Đắc Tô tỉnh Kon Tum. Trải qua 15 ngày nghiên cứu toàn diện về loài sâm Ngọc Linh, dược sĩ Đào Kim Long đã xác định núi Ngọc Linh là quê hương của cây sâm mới này, đặc biệt quý hiếm, chưa từng xuất hiện tại bất cứ nơi nào khác trên thế giới. Sau khi phát hiện loài sâm này, trải qua một thời gian dài thì loài sâm này trở thành một dược liệu vô cùng quý hiếm và đắt đỏ, được rất nhiều người săn lùng để bồi bổ sức khỏe. Trước nhu cầu quá đông như thế, thì sâm người dân bắt đầu đổ xô đi trồng sâm Ngọc Linh. Và hiện tại, có 2 loại sâm Ngọc Linh chính đó là: sâm Ngọc Linh rừng và sâm Ngọc Linh trồng.

Sâm Ngọc Linh rừng (sâm tự nhiên)

Theo một số tài liệu thì sâm Ngọc Linh được tìm thấy ở độ cao 1200m trở lên và đạt mật độ cao nhất ở khoảng từ 1.700-2.000m dưới tán rừng già, và cho tới nay chỉ có hai tỉnh Kon Tum và Quảng Nam là có cây sâm này. Cái tên sâm Ngọc Linh bắt nguồn từ việc loài sâm này mọc tập trung dưới chân núi Ngọc Linh, một ngọn núi cao 2.578m với lớp đất vàng đỏ trên đá granit dày trên 50cm, có độ mùn cao, tơi xốp và rừng nguyên sinh còn rộng. Tuy nhiên, do số lượng khai thác và sử dụng sâm rừng quá lớn, nên nguồn sâm này gần như cạn kiệt và dần mất giống. Cách phân biệt sâm rừng Ngọc Linh. Về hình thái sâm rừng thì Đông Trùng Minh Long sẽ phân tích cho bạn thế này: sâm có củ bé và hình dạng thân dài hơn do phải vươn rộng để lấy dưỡng chất và cạnh tranh với các loại cây khác. Do vậy phần củ nhô lên mặt đất nhiều hơn để lấy dưỡng chất nên có ít rễ. Màu sắc tùy thuộc vào đặc điểm từng vùng: xanh rêu, da cáy… Về kích thước thì: đối với loại sâm nhỏ từ 10 củ/kg, 20 củ/kg hoặc 30-50 củ/kg có giá trị dinh dưỡng tốt không kém sâm loại to từ 1-3,5kg/1 củ. Do môi trường sống khắc nhiệt nên sâm nhỏ nhưng hàm lượng chất dinh dưỡng thì vô cùng lớn.

Sâm Ngọc Linh trồng 

Trước nhu cầu sử dụng sâm rất nhiều từ người dùng, cũng như để bảo tồn nguồn gen của loài sâm quý hiếm này thì nhà nước ta đã vận động địa phương, triển khai thành lập các khu lâm trường trồng sâm Ngọc Linh quanh khu vực sâm mọc. Các yếu tố như: địa chất, khí hậu và cách nuôi dưỡng đã ảnh hưởng đến sự khác nhau của loài sâm Ngọc Linh trồng so với sâm rừng: sâm trồng có hình dạng tròn, ngắn do được trồng thành hàng lối, có sự chăm sóc, vun đất nên phần củ sâm ăn sâu xuống đất nhiều hơn. Thân dưới nhiều rễ, màu vàng. Phần thân trên màu xanh rêu hoặc xanh đen. Hầu hết các củ đều có kích thước khác nhau do điều kiện nuôi dưỡng như nhau. Loại to nhất cũng chỉ 4 củ/kg, còn thông thường là từ 10-20 củ/kg.

Về khu vực trồng sâm Ngọc Linh thì lại phân chia theo địa lý: có 2 nơi trồng sâm nổi tiếng đó chính là: Sâm trồng ở núi Ngọc Linh và sâm trồng ở dãy Hoàng Liên Sơn. Sâm trồng ở núi Ngọc Linh thì hầu hết ở 2 tỉnh thành đó là: Kon Tum và Quảng Nam. Tận dụng điều kiện thổ nhưỡng dinh dưỡng có sẵn trên đỉnh núi Ngọc Linh, các doanh nghiệp, tổ chức và người dân Quảng Nam, Kon Tum đã khai thác và trồng mới hàng triệu gốc sâm mỗi năm, dưới sự giám sát của chính quyền địa phương. Theo dự kiến, trong thời gian tới sẽ đẩy mạnh mô hình công nghiệp hóa trồng sâm Ngọc Linh với quy mô nhân giống từ 700ha lên đến 19,000ha. Riêng sâm Ngọc Linh được trồng ở dãy Hoàng Liên Sơn (chủ yếu ở 3 tỉnh: Lai Châu, Sapa và Điện Biên). Với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng thì dãy Hoàng Liên Sơn rất phù hợp để trồng sâm Ngọc Linh, trồng sâm Ngọc Linh không chỉ mang lại giá trị kinh tế cho người dân, nhằm thay thế các loại cây nông nghiệp kém hiệu quả; đặc biệt là sẽ hướng tới việc trồng thay thế, giảm dần diện tích cây thảo quả dưới tán rừng tự nhiên. Đồng thời, góp phần bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học.

Giá của sâm rừng Ngọc Linh và sâm Ngọc Linh trồng

Như Đông Trùng Minh Long đã chia sẻ, hiện nay nguồn sâm rừng Ngọc Linh vô cùng khan hiếm, tùy vào kích thước và độ tuổi thì sâm rừng Ngọc Linh có mức giá 120 triệu – 250 triệu. Nhưng thật sự, rất khó để tìm được loại sâm rừng trên thị trường. Hiện tại, trên thị trường chủ yếu dùng sâm trồng là phổ biến. Riêng sâm trồng ở núi Ngọc Linh giá sẽ tùy thuộc nhiều vào số năm tuổi, sâm càng lâu năm thì càng đắt tiền. Gần đây, có một phiên đấu giá thành công 2 củ sâm “khủng” có tuổi đời hơn 15 năm ở Kon Tum trong “Phiên chợ sâm Ngọc Linh, các sản phẩm đặc hữu gắn với du lịch huyện năm 2022”, sau khi buổi đấu giá kết thúc, thu được 115 triệu đồng cho củ sâm Ngọc Linh hơn 1,8 lạng và 78,5 triệu đồng cho bình rượu sâm 2,2 lạng. Giá sâm trồng ở núi Ngọc Linh dao động trên thị trường từ: 140 triệu – 260 triệu. Còn với sâm trồng trên dãy Hoàng Liên Sơn thì có mức giá thấp hơn, loại non chỉ tử 15 triệu và già từ 30 triệu trở lên. Thực chất thì các dưỡng chất ở sâm trồng Ngọc Linh và sâm trồng ở Hoàng Liên Sơn không có khác gì nhau, chỉ có điều do điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, nên sẽ cho ra vị khác nhau đôi chút. Sâm núi Ngọc Linh sẽ có vị ngọt thanh và ngon hơn, riêng sâm ở Hoàng Liên Sơn sẽ đắng hơn và không thơm bằng sâm núi Ngọc Linh.

Cả nhà có thể tìm hiểu thêm một số thông tin về sâm Ngọc Linh qua video sau đây:

Ngoài ra, Đông Trùng Minh Long đang có chương trình để khách hàng trải nghiệm thử dòng sâm Ngọc Linh với ưu đãi 65% chỉ 289k/100ml sâm Ngọc Linh ngâm mật ong,  liên hệ hotline 090.789.1133 để được tư vấn nhanh nhất.