Công dụng của Đông trùng hạ thảo đối với hệ tim mạch

Trái tim, hơn bất kỳ cơ quan nào khác của cơ thể, cần sự hoạt động bền bỉ và đều đặn. Rối loạn nhịp tim là tình trạng hoạt động bất thường trong các xung điện quản lý chuỗi bơm tim. Cùng với tuổi tác, nguy cơ rối loạn nhịp tim tăng lên và tình trạng trở nên phổ biến hơn khi mọi người bước vào tuổi 50. Để chăm sóc người thân, cần hiểu đúng các tác dụng của Đông trùng Hạ thảo đối với hệ tim mạch và cân nhắc sử dụng phù hợp. Để hiểu thêm về vấn đề này, mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết nhé. 

Đông trùng hạ thảo là gì?

Đông trùng hạ thảo hay còn gọi là Trùng thảo (Cordycep sinensis), là một loại nấm sống ký sinh trên thân con sâu bướm. Nó có nguồn gốc từ vùng núi cao của dãy Himalaya và đã được sử dụng bởi những người Tây Tạng, Nepal và Trung Quốc trong hàng nghìn năm.

Đông trùng hạ thảo từ xa xưa đã được biết đến có nhiều công dụng đối với sức khỏe, như giúp điều tiết miễn dịch, chống mệt mỏi, ức chế hoạt tính u bướu, bổ phổi, bổ thận, bảo vệ gan. Đặc biệt đông trùng hạ thảo rất tốt cho sức khỏe hệ tim mạch. 

Trong Đông trùng Hạ thảo có chứa các polysaccharide giúp hỗ trợ miễn dịch, giống như beta-glucans và thuốc chống ung thư ức chế CO-1, cộng với hợp chất gọi là “cordycepin”, là chất chỉ có trong Đông trùng Hạ thảo. Các thành phần hoạt tính khác có trong Đông trùng hạ thảo bao gồm ergosterol, acid cordycepic và các nucleoside khác, như adenosine.

Ngoài ra trong Đông trùng hạ thảo còn chứa các 17 axit amin, các vitamin (A, B12, C, B2, E, K) và nguyên tố vi lượng.

Lợi ích của Đông trùng hạ thảo đối với sức khỏe tim mạch

Hỗ trợ trong điều trị rối loạn nhịp tim

Rối loạn nhịp tim là tên gọi chung của một số tình trạng hoạt động điện của tim, hoạt động này có rối loạn bất thường, nhanh hoặc chậm hơn hoạt động điện tim bình thường.

Một trong những công dụng của Đông trùng hạ thảo là giúp ổn định và điều chỉnh rối loạn nhịp tim. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng đông trùng hạ thảo có thể giúp hạ huyết áp cao và điều chỉnh rối loạn nhịp tim, kéo dài thời gian tiềm ẩn và giảm thời gian của các cơn rối loạn nhịp tim. Đông trùng hạ thảo cũng có tác dụng phòng ngừa thiếu máu cơ tim cục bộ. 

Khả năng giúp kiểm soát rối loạn nhịp tim là do các hoạt chất sinh học adenosine, deoxyadenosine,  các nucleotide và adenosine có trong đông trùng hạ thảo. 

Đông trùng hạ thảo Cordyceps đã được chấp thuận ở Trung Quốc để hỗ trợ trong điều trị rối loạn nhịp tim.

Đông trùng hạ thảo giúp giảm huyết áp ở người cao huyết áp

Cao huyết áp (hay còn được gọi là tăng huyết áp hay là lên tăng-xông) là một bệnh mạn tính trong đó áp lực máu đo được ở động mạch tăng cao. … Bệnh nhân bị cao huyết áp khi đo huyết áp của bệnh nhân thường xuyên thấy cao hơn hoặc bằng 140/90 mmHg.

Nhiều nghiên cứu lâm sàng ở nhiều quốc gia như Trung Quốc, Nhật Bản…cho thấy đông trùng hạ thảo có tác dụng như một vị thuốc quý trong Y học cổ truyền giúp phòng ngừa và điều trị bệnh cao huyết áp rất hiệu quả. Trong đó đặc biệt là những người bị rối loạn nhịp tim, suy tim, xơ vữa động mạch, tăng mỡ máu, các bệnh về hô hấp, viêm phổi, tắc nghẽn mãn tính…

Khả năng điều hòa huyết áp của đông trùng hạ thảo là nhờ hoạt chất Polysaccharide có tác dụng làm giãn nở mạch máu (huyết quản), tăng độ đàn hồi thành mạch.

Đông trùng hạ thảo giúp làm giảm cholesterol xấu

Cholesterol không hoàn toàn là chất có hại. Nó là phần chất béo thiết yếu mà tế bào trong cơ thể chúng ta cần. Cholesterol có thể được tạo ra từ gan, hoặc được thu nạp từ thức ăn. Cholesterol có hai chỉ số là LDL và HDL, trong đó HDL được coi là “cholesterol tốt”, còn LDL là “cholesterol xấu”.

LDL là “cholesterol xấu” bởi nó gây nên tình trạng vữa xơ động mạch, là nguyên nhân dẫn tới các bệnh lý đe dọa tính mạng như nhồi máu cơ tim hay đột quỵ.

Đông trùng hạ thảo có tác dụng làm giảm lipid máu, giảm cholesterol xấu (LDL), tăng cholesterol có lợi (HDL) và hạn chế quá trình tiến triển của xơ vữa động mạch.

Một nghiên cứu lâm sàng được thực hiện tại Trung Quốc năm 1985, nghiên cứu trên 273 bệnh nhân. Sau khi uống Đông trùng hạ thảo thường xuyên trong hai tháng, người ta thấy rằng mức cholesterol xấu ở những bệnh nhân này giảm 17%, trong khi cholesterol tốt (HDL) tăng tới 27%.

Đông trùng Hạ thảo có tác dụng tốt với mạch vành

Các công trình nghiên cứu của Pelleg, Toda và Berne đã giải thích khả năng kiểm soát rối loạn nhịp tim của Đông trùng Hạ thảo là do sự hiện diện của adenosine, deoxyadenosine, các nucleotide và nucleoside thuộc nhóm adenosine có tác dụng tích cực đến tuần hoàn mạch vành và não 

Nhiều nghiên cứu trên những người mắc bệnh tim mãn tính được công bố trên Tạp chí Quản trị Y học Cổ truyền Trung Quốc cho thấy việc sử dụng Đông trùng Hạ thảo lâu dài kết hợp với các phương pháp điều trị thông thường giúp cải thiện đáng kể tình trạng thể chất nói chung, sức khỏe tâm thần, tình dục và chức năng tim, so với nhóm kiểm soát chỉ nhận được phương pháp điều trị thông thường. 

Đông trùng Hạ thảo giúp tăng lưu lượng máu

Các nghiên cứu khác nhau được thực hiện bởi Chen và cộng sự đã chỉ ra rằng việc sử dụng Đông trùng Hạ thảo làm tăng lưu lượng máu trong mạch vành đến tim (giảm nguy cơ mắc bệnh mạch vành và nhồi máu cơ tim cấp tính), các mạch não (cải thiện trí nhớ, khả năng nhận thức và giảm nguy cơ đột quỵ do thiếu máu cục bộ) và trong các mạch ngoại vi (điều trị xơ vữa động mạch và biến chứng tiểu đường).

Ngoài ra, các nghiên cứu của Chen và cộng sự về tác dụng của Đông trùng Hạ thảo đối với hệ tim mạch còn cho thấy sự giãn nở của động mạch chủ và động mạch đùi trong khi điều trị bằng chiết xuất của Đông trùng Hạ thảo, nêu bật tiềm năng của nó trong điều trị thiếu máu cục bộ chi, là nguyên nhân hàng đầu gây ra khuyết tật nam giới hiện nay.

Tổng kết

Đông trùng hạ thảo có rất nhiều lợi ích đối với hệ tim mạch: hỗ trợ trong điều trị rối loạn nhịp tim, điều hòa huyết áp ở người cao huyết áp, giảm cholesterol xấu ngăn ngừa các bệnh do xơ vữa thành mạch: đột quỵ, nhồi máu cơ tim. Để đạt hiệu quả tối ưu trong việc ngăn ngừa và chữa trị các bệnh về tim mạch, người tiêu dùng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về liều lượng sử dụng nhé.