Vì sao saffron được mệnh danh là “ Vàng đỏ ” của Trung Đông ?? [PHẦN 1]

[ PHẦN 1 ]

Saffron hay có tên gọi khác là nhuỵ hoa nghệ tây có công dụng thần kì ra sao lại khiến giới nhà giàu săn đón? Và vào những lúc cao điểm, giá 1kg saffron có lúc vượt ngưỡng 500 triệu đồng (khoảng 23.000 USD). Vậy điều gì đã làm cho Saffron đắt đến như vậy ? Hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây để biết các lý do khiến nhụy hoa nghệ tây trở thành “vàng đỏ” như hiện nay.

1. Saffron là một thảo dược quý và tiện dụng để sử dụng hằng ngày

— Nhụy hoa nghệ tây đắt hơn vàng là do nó có chứa các hợp chất như: picrocrocin, crocin, safranal mang lại công dụng tuyệt vời với các bệnh nhân tim mạch như: bệnh động mạch vành, bệnh huyết áp… Saffron còn chứa các hợp chất chống oxi hóa giúp cho phái đẹp có một làn da đẹp và ngăn ngừa quá trình lão hóa da. (Theo onlymyhealth)

— Saffron từ lâu được biết đến với tên gọi vua của các loài thảo dược. Ngày nay, nghiên cứu khoa học đăng tải trên Eurekalert đã chỉ ra rằng: Nhụy hoa nghệ tây có tác dụng ngăn chặn các tác động của một loạt các hợp chất hóa học có khả năng gây ra căn bệnh ung thư và khôi phục các chất chống oxy hóa (như superoxide dismutase) có tác dụng ức chế các tế bào ung thư. Không những thế, saffron còn được mệnh danh là “dược liệu hạnh phúc”, khi giúp cơ thể sản sinh hóc môn Serotonin – nội tiết tố vui tươi yêu đời, hỗ trợ điều trị những chứng bệnh tâm lí, giúp ngủ ngon sâu giắc, chống lại trầm cảm, căng thẳng hay bệnh mất trí nhớ.

— Nhiều thế kỷ đã trôi qua, nhụy hoa nghệ tây được sử dụng phổ biến trong nền văn hóa ẩm thực phương Tây. Nghệ tây có hương cỏ khô thoang thoảng rất dễ chịu, hương thơm tự nhiên của nghệ tây như một thứ mùi hỗn hợp của cỏ và mật ong. Do đó, một chút saffron thêm vào cũng đủ khiến món ăn dậy mùi, hấp dẫn.

2. Quá trình thu hoạch thủ công nhụy hoa nghệ tây đầy kỳ công

— Việc sản xuất ra saffron vốn đã tiêu tốn rất nhiều công sức và tiền bạc, mà có lẽ trước tiên phải kể đến quá trình thu hoạch thủ công vô cùng tỉ mỉ và công phu.

Quá trình thu hoạch nghệ tây bắt đầu từ việc hái hoa, tách rời nhụy, phơi khô nhụy hoa. Tất cả mọi công đoạn đều phải làm thủ công để tránh làm dập nát, hư hỏng phần nhụy hoa và những bộ phận khác. Mỗi bông hoa chỉ có ba sợi nhụy màu đỏ thẫm và phải dùng tay thật tỉ mỉ, kiên nhẫn mới có thể tách ra khỏi phần hoa.

Nhụy hoa nghệ tây rất nhạy cảm với độ ẩm cao và ánh sáng mạnh. Nếu ánh sáng và độ ẩm không khí vượt quá ngưỡng có thể phá hủy cấu trúc của nhụy hoa, khiến biến đổi chất của nhụy hoa và giảm tác dụng của nó. Chính vì vậy, người ta chỉ thu hoạch vào buổi sáng sớm, đến khi mặt trời lên cao thì quá trình thu hoạch tạm ngừng để tránh ảnh hưởng đến chất lượng nhụy hoa. Thời gian thu hoạch ngắn, yêu cầu về bảo quản rất khó khăn đã đẩy giá thành của saffron tăng cao.

— Sau đó, nhụy nghệ tây tươi còn phải qua rất nhiều công đoạn phơi khô, đóng gói, vận chuyển,… cũng đòi hỏi không ít công sức rồi mới đến được đưa ra bán. 

Việc phơi khô cũng không thể làm tùy tiện, mà thường được thực hiện bằng 1 trong 4 phương pháp chính: phương pháp truyền thống của Iran (phơi khô ở nhiệt độ phòng), sấy bằng lò nướng điện, sấy bằng lò chân không hoặc sấy bằng lò vi sóng. Mỗi phương pháp đều yêu cầu cao về kĩ thuật. Trong đó, sấy chậm ở nhiệt độ cao (dưới 70 độ C) trong thời gian dài được coi là cho ra saffron có chất lượng tốt nhất.

— Tiếp sau đây là công đoạn đóng gói – cũng là một vài lưu ý để bảo quản saffron cho các bạn đây. Thật ra thì saffron hiếm khi bị hỏng đến mức không uống được, nhưng nếu giữ gìn không đúng cách thì cả hương vị lẫn giá trị y học của nó đều sẽ “xuống dốc không phanh”.

Trong một hộp saffron, bạn có để ý rằng hộp đựng vốn đã rất kín lại thường được bọc thêm (bằng giấy thường hoặc giấy bạc) không? Điều này tất nhiên là có ý nghĩa của nó: saffron khô rất nhạy cảm với 4 thứ: độ pH, độ ẩm, chất oxi hóa và ánh sáng.

— Vậy nên, cách đóng gói của nhà sản xuất – cũng như cách chúng ta bảo quản saffron sau này đều cần tuân thủ một vài quy tắc như sau: để ở nơi khô ráo (độ ẩm khoảng 40%), mát (15 – 20 độ C), kín sáng và ít tiếp xúc với không khí nhất có thể.

Nếu được đóng hộp và bảo quản đúng cách, saffron có thể giữ được nguyên giá trị trong vòng 2 năm.

Hơi phức tạp nhỉ? Nhưng có lẽ với ngần ấy công dụng thì vất vả một chút cũng đáng đấy chứ. Ở Iran – nơi được coi là quê hương của “vàng đỏ”, nơi cho ra 90% sản lượng saffron của thế giới hàng năm, chúng được dùng như một loại gia vị không thể thay thế mỗi ngày bởi màu sắc, hương thơm và mùi vị đặc trưng cho mỗi món ăn.

 [CÒN TIẾP] — Hãy cùng Đông trùng Minh Long đón xem liệu phần tiếp theo sẽ bật mí điều gì về loại dược liệu quý hiếm này nha….