Nhận biết hiện tượng nấm mốc ở đông trùng hạ thảo và cách xử lý

Đông trùng hạ thảo là một loại dược liệu quý hiếm, mang lại những công dụng thần kỳ cho sức khỏe. Tuy nhiên, một khi đông trùng hạ thảo bị mốc, chúng không những mất đi chất dinh dưỡng mà còn trở thành một mối đe dọa cho sức khỏe người tiêu dùng. Vậy làm thế nào để nhận biết và xử lý tình trạng nấm mốc ở đông trùng hạ thảo. Mời các bạn đọc cùng theo dõi bài viết để cùng tìm hiểu nhé. 

 

Dấu hiệu nhận biết đông trùng hạ thảo bị mốc

Sản phẩm đông trùng hạ thảo trên thị trường được sơ chế và đóng gói cẩn thận nên rất ít xảy ra tình trạng bị nấm mốc. Đông trùng hạ thảo có tỉ lệ nấm mốc cao là do trong quá trình sử dụng, người dùng để bao bì hở hoặc không bảo quản đúng cách. 

Đông trùng hạ thảo bị nấm mốc xâm nhập rất dễ để nhận biết bằng một số dấu hiệu sau:

  • Quan sát bằng mắt: Xuất hiện các chấm lốm đốm màu trắng, đen sẫm hoặc màu sắc khác thường trên sản phẩm. Ban đầu các đốm mốc nhỏ, xuất hiện rải rác, nhưng để lâu không xử lý sẽ phát triển nhanh thành từng mảng mốc.
  • Ngửi mùi hương: Sản phẩm mất đi mùi thơm đặc trưng thay vào đó là mùi hôi mốc, khó ngửi.

Đông trùng hạ thảo tươi sẽ khó phát hiện tình trạng nấm mốc hơn so với đông trùng hạ thảo khô.

Đông trùng hạ thảo bị mốc có còn sử dụng được không?

Mốc là một dạng nấm có hại, thường xuất hiện trên hầu hết tất cả các loại thực phẩm khi gặp môi trường phù hợp. Môi trường lý tưởng nhất để nấm mốc phát triển là môi trường có độ ẩm cao, thiếu ánh nắng mặt trời.

Nấm mốc thường phát triển từ một điểm nhỏ rồi lan dần ra các khu vực xung quanh. Vì vậy, tất cả các loại thực phẩm bị mốc một phần đều có thể sử dụng tiếp được xử lý đúng cách, kể cả sản phẩm đông trùng hạ thảo. 

Tuy nhiên, nếu đông trùng dạng tươi bị mốc không được xử lý kỹ lưỡng thì rất nguy hiểm khi sử dụng. Vấn đề gặp phải đầu tiên đó là về tiêu hóa và ngộ độc cấp tính đến hô hấp, tim mạch. Trường hợp nguy hiểm hơn, sử dụng sản phẩm đông trùng bị nấm mốc còn dẫn đến tử vong.

Chính vì vậy, khi đông trùng hạ thảo bị nấm mốc nặng không nên tiếc mà giữ lại để sử dụng. Chỉ nên áp dụng cách xử lý để tiếp tục sử dụng khi sản phẩm mới xuất hiện các đốm mốc nhẹ, chưa làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.

Cách xử lý đông trùng hạ thảo bị mốc

Đông trùng hạ thảo bị mốc có thể là nguy cơ dẫn đến các hệ lụy nguy hiểm đối với sức khỏe. Vì vậy, tùy thuộc vào mức độ nhiễm nấm mốc của sản phẩm mà xác định xem nên bỏ hay xử lý để tiếp tục sử dụng. Nếu tổng mức độ bị nhiễm nấm mốc trong khoảng dưới 5% thì mới nên xử lý nấm mốc để sử dụng. 

Cách xử lý đông trùng hạ thảo khi bị mốc như sau:

  • Bước 1: Đầu tiên nên loại bỏ các con đông trùng hạ thảo bị nhiễm nhiều nhất (ổ mốc).
  • Bước 2: Sau đó đem số đông trùng còn lại rửa sơ qua nước muối có nồng độ 20 – 30%.
  • Bước 3: Sau khi rửa nước muối thì đem chần qua nước nóng ở nhiệt độ 65 – 70 độ C đối với đông trùng hạ thảo khô và nước 100 độ C đối với đông trùng hạ thảo tươi khoảng 1 – 2 lần. 
  • Bước 4: Chần xong thì đem phơi khô đến khi đạt độ ẩm khoảng 13% thì đóng gói và thực hiện các cách bảo quản sản phẩm.

Tuy có thể xử lý nấm mốc nhưng cách này có thể làm giảm đi rất nhiều thành phần dinh dưỡng có trong đông trùng hạ thảo. Vậy nên tốt nhất cần đặc biệt chú ý bảo quản sản phẩm đúng cách. Bạn đọc có thể tham khảo các cách bảo quản đông trùng hiệu quả tại nhà để bảo đảm an toàn khi sử dụng loại dược liệu này nhé.