Đông trùng hạ thảo là được mệnh danh là một thần dược “đắt hơn vàng” với những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Tuy nhiên, thời điểm nào nên và không nên uống đông trùng hạ thảo là nghi vấn của không ít người. Điều này rất quan trọng, nó quyết định khả năng hấp thu được các dưỡng chất từ dược liệu tốt nhất của cơ thể. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu được trường hợp nào không nên dùng và trường hợp nào nên sử dụng đông trùng hạ thảo.
Những trường hợp nên uống đông trùng hạ thảo
Trong đông trùng hạ thảo có chứa đến tận 18 loại axit amin. Cùng với đó là nhiều vitamin, hoạt chất Cordycepin, Adenosin, Selen, Zn, Mn, Cu… Những trường hợp dưới đây có thể dùng đông trùng hạ thảo để hỗ trợ chữa bệnh:
- Người bị bệnh tim: Đông trùng hạ thảo có hiệu quả hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến tim mạch. Đặc biệt là những ai bị xơ vữa động mạch, máu huyết khó lưu thông. Nhờ tác dụng của đông trùng hạ thảo mà máu đến các cơ quan sẽ nhiều và ổn định hơn.
- Người suy nhược cơ thể: Trùng thảo được nhiều người biết đến là vị thuốc bổ. Những ai bị ốm mới khỏi, suy nhược cơ thể, cơ địa yếu có thể dùng để cải thiện sức khỏe.
- Người lớn tuổi: Ở độ tuổi này sức đề kháng yếu nên dễ bị bệnh tật tấn công. Chính vì vậy có thể dùng đông trùng hạ thảo để tăng sức đề kháng, chống lại bệnh. Ngoài ra, chức năng bồi bổ sức khỏe cũng rất tốt cho người lớn tuổi.
- Nam giới yếu sinh lý: Các chất dinh dưỡng có trong đông trùng hạ thảo tác động lên nhiều cơ quan qua đó cải thiện sinh lý nam giới. Trước tiên phải kể đến là lượng máu luân chuyển đến dương vật nhiều hơn. Từ đó góp phần cải thiện tình trạng bệnh yếu sinh lý, liệt dương, loạn cương dương… Ngoài ra, dược liệu này còn được biết đến với khả năng bổ thận tráng dương.
- Đối tượng tuổi trung niên: Trong giai đoạn này, người ta phải đứng trước nguy cơ bị lão hóa. Trong khi đó, đông trùng hạ thảo lại là vị thuốc chống oxy hóa, làm chậm quá trình lão hóa rất tốt. Chúng giúp điều tiết nội tiết tố, làm đẹp da và hạn chế các dấu hiệu của tuổi trung niên.
- Người bị bệnh thận: Đông trùng hạ thảo được nhiều người ca tụng là thần dược chữa các bệnh liên quan đến thận. Chúng giúp bảo vệ thận khỏi tác động của rượu bia, các chất gây hại. Bên cạnh đó còn hỗ trợ điều trị suy giảm chức năng thận, phục hồi, tái tạo thận…
- Bệnh nhân ung thư: Ngoài tác dụng bồi bổ sức khỏe cho bệnh nhân ung thư thì đông trùng hạ thảo còn có thể ngăn tế bào ung thư phát triển. Hợp chất Cordycepin sẽ hạn chế sự di căn của tế bào ung thư đến các cơ quan khác.
Những trường hợp này có thể dùng trùng thảo để chữa bệnh. Tuy nhiên chúng chỉ mang tác dụng hỗ trợ, cải thiện sức khỏe chứ không thể chữa khỏi bệnh hoàn toàn.
Uống đông trùng hạ thảo lúc nào tốt nhất?
Khi nào không nên uống đông trùng hạ thảo – việc uống đông trùng hạ thảo vào thời gian nào cũng ít nhiều ảnh hưởng đến công dụng của sản phẩm. Theo đó, tùy theo loại đông trùng hạ thảo mà thời điểm cũng như cách dùng sẽ khác nhau.
Đông trùng hạ thảo dạng viên
Đông trùng hạ thảo dạng viên được bào chế bằng 100% trùng thảo hoặc có thể cho thêm ít tá dược. Loại này vừa thuận tiện mang theo bên người lại sử dụng dễ dàng. Tuy nhiên viên đông trùng hạ thảo uống vào lúc nào không phải ai cũng biết.
Theo các chuyên gia, đối với dạng thuốc viên này có thể chia ra hai trường hợp:
- Người cần bồi bổ sức khỏe nên uống vào trước bữa ăn 30 phút.
- Trường hợp cần phục hồi sức khỏe sau khi bị bệnh thì tốt nhất là uống trước khi ngủ 30 phút.
Rượu đông trùng hạ thảo
Rượu đông trùng hạ thảo được các quý ông ưa chuộng dùng để tăng sinh lý, trị các bệnh di tinh, mộng tinh… Tuy nhiên uống loại rượu này vẫn cần phải chú ý thời điểm uống sao cho phù hợp nhất.
- Với rượu chỉ có đông trùng hạ thảo tốt nhất là nên uống vào buổi tối trước khi ngủ.
- Trường hợp có thêm các dược liệu khác như nhung hươu hay nhân sâm thì nên uống kèm theo trong bữa cơm.
Đông trùng hạ thảo khô
Dùng đông trùng hạ thảo khô đơn giản chỉ cần ngâm vào nước ấm rồi nhai trực tiếp. Ngoài ra người ta còn dùng chúng hãm trà để uống. Loại này dồi dào chất dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe.
- Với cách nhai trực tiếp, thời điểm thích hợp nhất để ăn đông trùng hạ thảo khô là vào bữa sáng.
- Với cách hãm trà thì có thể uống vào bất cứ thời điểm nào trong ngày.
Khi nào không nên uống đông trùng hạ thảo và lưu ý
Ngoài thời điểm dùng thì cách sử dụng và bảo quản đông trùng hạ thảo cũng là rất quan trọng. Theo đó, các chuyên gia khuyên người dùng nên chú ý các điều sau:
- Dùng đông trùng hạ thảo với lượng phù hợp. Tốt nhất là đọc kỹ hướng dẫn trên mỗi sản phẩm hoặc hỏi ý kiến bác sĩ.
- Chế biến đông trùng hạ thảo tuyệt đối không được nấu quá lâu. Nhiệt độ cao sẽ làm dưỡng chất trong dược liệu bị mất đi.
- Trùng thảo mang về cần bảo quản kỹ để tránh gây dập nát, ẩm mốc. Đặc biệt là loại còn tươi nguyên con rất dễ bị môi trường bên ngoài tác động.
- Vật dụng chế biến đông trùng hạ thảo bằng thủy tinh và sứ sẽ giữ được lượng chất dinh dưỡng tốt hơn.
- Cần ghi nhớ dùng đông trùng hạ thảo dù là nguyên chất vẫn chỉ có tác dụng hỗ trợ. Để chữa bệnh hoàn toàn thì không nên chỉ dựa vào một loại dược liệu này. Tốt nhất vẫn là tìm đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị tốt nhất.
- Bên cạnh đó, nên chú ý chọn mua các sản phẩm đông trùng hạ thảo chất lượng. Không vì ham rẻ mà mua phải dược liệu giả gây hại cho bản thân.
Hy vọng những thông tin trên sẽ phần nào giúp bạn giải đáp được câu hỏi khi nào không nên uống đông trùng hạ thảo và thời điểm cần dùng. Những người dùng dược liệu này lần đầu cần đặc biệt chú ý tình trạng sức khỏe. Nếu có hiện tượng bất thường diễn ra sau đó thì nên ngừng dùng và tiến hành đến bệnh viện để kiểm tra.
Đối tượng chống chỉ định với đông trùng hạ thảo
- Trẻ em dưới 5 tuổi thể trạng còn yếu, nhiều vị thuốc bổ không thể tiếp nhận nên không được dùng trùng thảo.
- Phụ nữ mang thai mà đặc biệt là ở những tháng đầu tiên cũng thuốc nhóm đối tượng hạn chế uống đông trùng hạ thảo. Những tháng sau của thai kỳ nếu sức khỏe ổn định thì có thể sử dụng nhưng phải thông qua ý kiến bác sĩ.
- Các trường hợp bị mắc bệnh rối loạn đông máu tuyệt đối phải tránh xa thảo dược này. Hoạt chất cordyceps đối với người bình thường sẽ giúp máu lưu thông tốt hơn. Tuy nhiên với người bị mắc chứng rối loạn máu đông có thể sẽ khiến tình trạng bệnh nặng hơn.
- Người bị vết thương hở không được dùng trùng thảo, vì nó sẽ làm chậm quá trình phục hồi.
- Bệnh nhân viêm khớp dạng thấp tránh dùng đông trùng hạ thảo. Công dụng tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch sẽ khiến cho tình trạng viêm khớp nặng hơn.
- Người mắc bệnh vảy nến và các bệnh liên quan đến bệnh tự miễn như: Lupus ban đỏ hệ thống, viêm ruột, đa xơ cứng… cũng không nên dùng các loại đông trùng hạ thảo.
- Người chuẩn bị tiến hành phẫu thuật nên tạm ngưng sử dụng đông trùng hạ thảo.
Có thể thấy khá nhiều trường hợp không phù hợp để uống đông trùng hạ thảo. Tốt nhất là trước khi dùng nên kiểm tra kỹ để hạn chế ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.